Tìm kiếm tài liệu y học

Thư viện tổng hợp tài liệu về y học hàng đầu Việt Nam

Lọc nâng cao
Tiếng việt

Đại cương về bỏng [ Text + Hình ảnh + Private ]

Chuyên ngành: Bỏng, Đại cương
Đại cương Bỏng là một cấp cứu thường gặp trong cuộc sống đời thường. Thỉnh thoảng phải cấp cứu bỏng hàng loạt. Đến 80 % tổng số bệnh nhân là bỏng nông trên diện hẹp, chiếm dưới 20% diện tích da của cơ thể. Đối với loại bỏng này, điều trị rất đơn giản: cho bệnh nhân nghỉ ngơi, giảm đau và chống bội nhiễm. Số 20 % còn lại là bỏng vừa rộng vừa sâu. Loại này rất nặng, cần phải tập trung hồi sức tích cực, đặc biệt trong 8 giờ đầu. Tỷ lệ tử vong loại này còn rất cao. Nguyên nhân của bỏng Bỏng do nhiệt: Do nước sôi, do bỏng xăng… Có thể bỏng do nhiệt độ thấp: nước đá, nitơ lạnh… Bỏng do tia lửa điện (đặc biệt là điện cao thế), do sét đánh. Bỏng do hoá chất: phospho, acid, xút… Bỏng do phóng xạ. Cách tính diện tích bỏng Có nhiều cách tính diện tích bỏng, người lớn tính khác trẻ em vì ở trẻ em tỷ lệ giữa đầu - mặt - cổ so với các chi lớn hơn người lớn: Người lớn theo “luật 9” của Wallace: Vị trí Diện tích ( %) Cộng Đầu - mặt - cổ 9 % 9 % Thân mình phía trước 9 % x 2 18 % Thân mình phía sau 9 % x 2 18 % Một chi trên 9 % 18 % ( 2 tay) Một chi dưới 9 % x 2 36 % ( 2 chân ) Vùng hậu môn sinh dục 1 % 1 % 100 % Cách tính bằng lòng bàn tay ( theo Faust ): Mỗi lòng bàn tay của bệnh nhân được tính bằng 1 % diện tích da bị bỏng. Đối với trẻ em: Trẻ em càng nhỏ tuổi thì tỷ lệ đầu mặt cổ so với chi dưới càng lớn hơn người lớn. Mới đẻ 1 tuổi 5 tuổi 10 tuổi 13 tuổi. Đầu mặt 20 % 17 % 13 % 10 % 8 % Hai đùi 11 % 13 % 16 % 18 % 19 % Hai cẳng chân 9 % 10 % 11 % 12 % 13 % Bỏng trên 15 % diện tích cơ thể ở người lớn và trên 8 % ở trẻ em là bỏng nặng. Phân loại độ sâu bỏng Người ta dựa vào nguyên nhân gây bỏng (...